ĐỪNG QUÊN CHĂM SÓC “NGÔI NHÀ THỨ 2”
ĐỪNG QUÊN CHĂM SÓC “NGÔI NHÀ THỨ 2”
Khi nền kinh tế đất nước dần đi lên, chiếc ô tô ngày càng phổ biến và gắn liền với cuộc sống của nhiều gia đình. Nếu nói đó là “ngôi nhà thứ hai” thì thật cũng không quá. Vì thế, việc chăm sóc vệ sinh nội thất xe cũng như dọn dẹp nhà cửa hằng ngày để tạo không gian thoải mái, dễ chịu cho gia đình nhỏ của bạn. Đừng quá sơ sài hay dễ dãi khi chăm sóc nội thất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bạn và gia đình bạn.
Những ngày này đang là giai đoạn chuyển mùa từ nắng sang mưa ở nước ta. Có thể nói là thời tiết biến đổi khôn lường, ngày nắng ngày mưa, không khí lúc khô lúc ẩm. Giao mùa cũng là dịp để vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh nhất. Với thể tích chưa đầy 2 mét khối (m3), nội thất xe không được vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc kỹ càng thì chẳng khác nào một buồng “tạm giam”. Chúng ta không đáng là “tù nhân” và phải chịu cực hình bởi những mùi khó chịu trong xe hoặc từ điều hòa, bởi cảm giác dính dính ở ghế hay nơi tay vịn… Cần hết sức nghiêm túc thực hiện vệ sinh chăm sóc nội thất định kỳ đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái cho cả nhà. Bạn có thể tự thực hiện vệ sinh nội thất tại nhà hoặc nhờ đến các trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp.
Ba vấn đề cốt lõi của việc chăm sóc nội thất xe chính là làm sạch, dưỡng và khử mùi.
- Làm sạch: Trong mọi khâu của quá trình chăm sóc ô tô, bước làm sạch luôn là bước cơ bản nhất nhưng lại tối quan trọng. Việc làm sạch tốt sẽ giúp cho việc dưỡng nội thất hay khử mùi tối ưu được hiệu quả.
- Hút bụi: Lấy các miếng lót chân ra ngoài, hút bụi và hút bụi trong sàn xe. Luôn nhớ hút bụi ít nhất 2 lần theo hai chiều dọc và ngang
- Vệ sinh khe kẽ: Dùng bộ cọ vệ sinh nội thất để lấy hết chất bẩn quanh cách khe kẽ, đặc biệt là khe họng gió điều hòa. Đầu cọ đa dạng phù hợp mọi vị trí trong xe.
- Vệ sinh kính xe: Hầu hết kính xe ở nước ta đều có dán phim cách nhiệt (tinted window) vì thế cần hết sức lưu ý việc sử dụng nước rửa kính. Cần kiểm tra kỹ lưỡng loại nước rửa kính đang sử dụng có amonia hay cồn không. Nếu có sẽ gây hỏng lớp phim cách nhiệt.
- Vệ sinh thảm nêm: Dùng dung dịch vệ sinh vải, pha loãng theo tỉ lệ hợp lý (1:10-1:20 với sản phẩm Lightning Fast Carpet) xịt lên thảm chờ khoảng 30 giây để hóa chất tác động, tiếp đến cọ bằng bàn chải lông mềm để không làm sờn sơ vải. Dùng khăn microfiber loại lông dài lau theo 1 chiều. Hiệu quả sẽ cao và rõ rệt hơn hẳn nếu sử dụng máy extractor có nước nóng.
- Vệ sinh da(trường hợp nội thất da): Dùng dung dịch vệ sinh da, pha loãng theo tỉ lệ thích hợp, phun dung dịch vào chổi cọ lông dê, hạn chế phun trực tiếp làm thấm đẫm da trừ trường hợp quá bẩn. Dùng cọ nhẹ nhàng vệ sinh da. Lau sạch dư chất với khăn microfiber
- Dưỡng: lớp dưỡng sẽ giúp cho các chi tiết trong nội thất tăng được độ bền, giữ được màu sắc nguyên thủy và hạn chế bám bẩn bám mùi.
- Dưỡng nỉ: dưỡng nỉ để giúp lớp nỉ được bền, nhưng vẫn mềm mại. Ngoài ra còn tạo lớp bảo vệ ngăn chặn mùi cơ thể, chất bẩn và thậm chí là nước. Nhờ đó, những lần vệ sinh tiếp theo sẽ nhẹ nhàng hơn
- Dưỡng da: Chất dưỡng da thường có Vitamin E hoặc lô hội làm cho da mềm, sáng hạn chế được việc da bị khô. Quá trình dưỡng da cũng sẽ tạo lớp bảo vệ nhẹ cho da không bị tia UV làm bạc màu, mùi và chất bẩn cũng khó bám vào da hơn nhờ đó công đoạn làm sạch ở những lần chăm sóc tiếp theo thật đơn giản
- Dưỡng nhựa: Tất cả các loại nhựa/plastic hay cao su đều sẽ cứng, dòn, dễ gãy dưới tác động của ánh nắng và nhiệt độ. Dưỡng nhựa không chỉ phục hồi độ bóng mà còn tạo lớp bảo vệ ngăn tia UV, bụi bẩn bám chặt.
- 3.Khử mùi
Khi việc vệ sinh đã được thực hiện hoàn hảo, việc khử mùi sẽ vô cùng đơn giản và hiệu quả. Cái gốc của việc khử mùi là loại bỏ mùi khó chịu và thay vào đó là mùi hương mà gia chủ thích. Khử mùi không phải là dùng một loại mùi khác mạnh hơn, lấn áp đi mùi cũ. Làm như vậy, lâu ngày sẽ tạo nên một thứ mùi thật sự khủng khiếp. Chất khử mùi sẽ tạo lớp bao bọc các phân tử mùi khó chịu làm trong sạch không khí. Chúng ta nên xịt khử mùi (loại có hương) trực tiếp vào họng gió máy lạnh và xịt và phía dưới ghế dễ dàng lan tỏa khắp xe.
Chemical Guys Việt Nam